Đây là một trong những chủ đề rất lớn, có rất nhiều những vấn đề cần chia sẻ. Nhưng ngày hôm nay trên sẽ chia sẻ một cách khái quát để cho các bạn thấy rằng đột quỵ ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống cũng như cách phòng tránh.
Và để biết chính xác mình có những vấn đề nguy cơ về đột quỵ hay không thì bạn phải đến gặp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám chẩn đoán.
Và Đây chỉ là những kiến thức để làm nền tảng cho mọi người tham khảo được tham vấn từ Dược sĩ Nguyễn Thị Thùy Trang và chúng tôi không đưa ra bất kỳ cũng đoán hay thay thế phương pháp điều trị y khoa nào.
Giá trị của cuộc sống
Theo các bạn cái gì quý nhất trong cuộc sống của mình?
Khi được hỏi đến đây thì có rất nhiều rồi trả lời đó là tiền, nhà lầu, xe hơi, cổ phiếu, bất động sản, công việc,… Thậm chí là gia đình.
⏩KHÔNG. Những thứ bạn liệt kê đều là quý nhưng cái quý giá nhất của mỗi con người đó chính là SỨC KHỎE.
⏩Khi chúng ta sống trong thời đại của sức khỏe, thì thứ quý giá nhất và quan trọng nhất của mỗi con người đó chính là sức khỏe. Tại sao ư?
⏩Người ta Thường Nói: tuổi trẻ bán sức khỏe để mua nhà, tuổi già bán nhà để mua sức khỏe. Vậy sức khỏe có quan trọng hay không.
⏩Đơn giản hơn cho tất cả các bạn dễ hiểu đó chính là: khi chúng ta chưa nằm trên giường bệnh đủ lâu thì chúng ta không thể nào nhận biết được giá trị của sức khỏe đối với mình như thế nào.
Sức khỏe là gì?
Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất và tinh thần cũng như xã hội. Và sức khỏe không phải chỉ bao gồm có tình trạng bệnh tật.
Như vậy là đã biết được có sức khỏe chúng ta mới có tất cả. Bởi con người chúng ta sống khi mất đi không mang theo được bất cứ điều gì Và thứ gì chúng ta có. Không ai chôn chiếc siêu xe cùng với một ông tỷ phú, không ai mang những dự án bất động sản của mình vùi xuống mồ…
Và chúng tôi muốn đưa ra một minh chứng cho tất cả các bạn thấy rằng sức khỏe nó quý như thế nào: Nếu như các bạn có xem bộ phim truyền hình Nghiêng nghiêng dòng nước thì bạn sẽ thấy nhân vật Hai Ơn là người giàu nhất vùng đó, tiền ông ta không thiếu vàng có thể đem cân ký, đất vườn thì cò bay gãy cánh…
Nhưng ông ta bị suy thận, tìm kiếm người hiến thận thậm nhưng không được.
Như vậy chúng ta thấy rằng sức khỏe quyết định nhiều yếu tố. Và một căn bệnh gây tử vong đứng hàng thứ ba sau tim mạch và ung thư mà chúng tôi muốn chia sẻ đến tất cả các bạn đó chính là ĐỘT QUỴ (hay còn có tên gọi khác đó chính là là tai biến mạch máu não, xuất huyết não).
Đột quỵ là gì?
Đơn giản cho tất cả các bạn dễ hiểu đột quỵ chính là hiện tượng thiếu máu não bị gián đoạn đột ngột, hậu quả là tế bào não chết do thiếu oxy.
Có hai hình thái đột quỵ
Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ và đột quỵ do xuất huyết não.
Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ
Hiện tượng đột quỵ do thiếu máu não cục bộ xảy ra khi một mạch máu đến não bị tắc nghẽn, khối máu đông làm tắc nghẽn mạch máu chảy lên não dẫn đến tế bào não bị chết do không được cung cấp oxy và dưỡng chất.
Đột quỵ do xuất huyết não
Đột quỵ do xuất huyết não là một loại bệnh cấp cứu gây ra bởi tình trạng mạch máu não đột ngột vỡ ra, chảy máu vào bên trong nhu mô não, làm tổn thương não. Đột quỵ do xuất huyết não tỷ lệ tử vong rất cao khoảng 40%.
Những nguyên nhân gây đột quỵ
Sau đây là những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ các bạn cần biết:
Thiếu máu cục bộ
Do cục máu đông trong tim hai các mảng xơ vữa trong mạch máu, Sau đó chúng sẽ di chuyển lên não và gây tắc nghẽn mạch máu não. Hoặc là những cục máu đông ở trong động mạch của não.
Xuất huyết
Một mạch máu trong não bị vỡ dẫn đến thiếu máu cho vùng não.
Nguyên nhân thường gặp là do cơn cao huyết áp, dị dạng mạch máu não bẩm sinh, rối loạn đông máu hoặc các bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý về tim mạch, lối sống không lành mạnh sử dụng các chất kích thích…
PGS Mai Duy Tôn giám đốc trung tâm đột quỵ Bạch Mai cho biết bệnh nhân 14 tuổi đột quỵ do dị dạng động tĩnh mạch bẩm sinh, Bệnh nhân này đến viện với bệnh cảnh đau đầu dữ dội, kết quả chụp cắt lớp vi tính phát hiện bị chảy máu não. Đối với những người trẻ liên quan là yếu tố nguy cơ, và các bất thường bẩm sinh ở mạch máu não.
Như vậy chúng ta biết được nguyên nhân thì sẽ phòng chống được tốt hơn. Tốt nhất bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ để các bác sĩ giúp bạn tầm soát bệnh một cách tốt hơn.
Dấu hiệu của bệnh đột quỵ
Đây là những dấu hiệu đột quỵ mà bạn phải biết trong đột quỵ được kí hiệu là ” F.A.S.T = Face. Arm. Speech. Time.”
– Face: mặt có những dấu hiệu khác thường như cười méo miệng, rối loạn thị lực.
– Arm: tay và chân mệt mỏi khó cử động.
– Speech: nói bị líu lưỡi, không rõ chữ, không diễn đạt được qua lời nói.
– Time: thời điểm vàng, nên gọi cấp cứu càng nhanh càng tốt. Gọi khẩn cấp.
Chỉ cần các bạn nhớ những lưu ý này mà chúng tôi gửi đến bạn là được.
Bởi vì những cơn đột quỵ thường xảy ra rất đột ngột và không có dấu hiệu cảnh báo trước Nếu như chúng ta không để ý. Nó xảy ra rất nhanh và rất nguy hiểm.
Khi thấy bất kỳ những dấu hiệu kể trên thì phải gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Việc thăm khám và điều trị hết sức khẩn trương đặc biệt trong khoảng 3 giờ đầu tiên được gọi là thời gian vàng để cấp cứu cho bệnh nhân đột quỵ kể từ khi một trong những triệu chứng trên xuất hiện bạn nhé.
Sơ cấp cứu đột quỵ
Bạn có nghe truyền tai về các phương pháp sơ cấp cứu người đột quỵ ngay tại nhà như vậy không?
Sai lầm khi sơ cứu đột quỵ
Có phải dùng tay tán liên tiếp vào người bệnh hay không? Tát đến đau cả tay để mong người bệnh không bị ngất lịm đi?
Đánh đỏ một bên thân người bị bại liệt?
Chườm lạnh để hạ hỏa?
Nhét viên an cung vào miệng bệnh nhân?
Dùng kim chích chảy máu cả 10 đầu ngón tay, chăm kim liên tục đến lấy ngày đầu ngón tay…
Biết rằng đây là những hoạt động xuất phát từ lòng yêu thương, Nhưng nếu như bạn yêu thương như thế thì sẽ làm tăng nguy cơ ơ tử vong ở bệnh nhân và khiến cho nguy cơ cứu sống bệnh nhân bị thu hẹp lại. Tuyệt đối không làm theo những cách truyền miệng như vậy bạn nhé.
Sơ cấp cứu đột quỵ đúng cách
Việc của người thân đó chính là hết sức bình tĩnh, Và có kiến thức sơ cấp cứu bệnh nhân đột quỵ.
Việc mà các bạn nên làm đó chính là:
– Gọi cấp cứu ngay, khẩn cấp.
– Trong khi chờ xe cấp cứu đến người nhà nên để bệnh nhân nằm yên, nói rộng quần áo cho bệnh nhân, theo dõi sắc mặt của bệnh nhân cũng như nhịp thở.
– Nếu bệnh nhân có nôn thì để đầu bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên, dùng ngón tay lấy các chất nhầy từ mũi và miệng.
– Nếu bệnh nhân có bị co giật cũng để bệnh nhân nằm nghiêng, đề phòng bệnh nhân trắng vào lưỡi bằng cách dùng khăn vải quấn quanh chiếc đũa 2 cánh thì cho bệnh nhân cắn.
– Tất cả các bệnh nhân cần được theo dõi ở khu chăm sóc tích cực có sẵn phương tiện hồi sức cấp cứu.
Phương pháp điều trị đột quỵ
Bệnh nhân đột quỵ phải được điều trị ngay lập tức để giảm thiểu tổn thương những tế bào não và giảm nguy cơ tử vong.
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn bị thiếu máu não cục bộ thì sẽ được kê thuốc kháng đông để làm tan cục máu đông. Sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu làm phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật cắt nội mạc động mạch cảnh Để giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ về sau.
Trong trường hợp xuất huyết não
Cần phải phẫu thuật khẩn cấp, để phục hồi động mạch hư hại, hoặc làm giảm áp lực của máu lên não. Sau đó bạn sẽ được chơi thuốc để giúp lưu lượng máu trong não trở lại bình thường.
Ngay khi vào viện bệnh nhân sẽ được thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, xét nghiệm huyết học, ghi điện tim và đặc biệt là chụp cắt lớp điện toán CT scan, chụp cộng hưởng từ MRI để xác định chính xác nguyên nhân và vị trí tổn thương. Đây là những bước để quyết định điều trị tốt nhất.
Nguyên tắc điều trị:
– Cho bệnh nhân thợ máy, an thần cho bệnh nhân.
– Cung cấp đủ oxy cho não.
– Chống phù não.
– Chống tăng huyết áp.
– Sử dụng các loại thuốc tiêu cục máu đông.
– Kiểm soát tình trạng đông máu của bệnh nhân.
– Nuôi dưỡng bệnh nhân tốt nhất.
– Chống loét và chống nhiễm trùng.
Đây là thông tin cho tất cả các bạn biết như vậy về phương pháp điều trị đột quỵ. Còn cụ thể điều trị như thế nào và hướng xử lý ra sao phải do các bác sĩ chuyên môn đầu ngành quyết định. Đây là kiến thức chung giúp cho mọi người hiểu rõ trước không phải là phương pháp điều trị cụ thể.
Phòng tránh đột quỵ
Như vậy là chúng ta đã biết đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong đứng ngày thứ ba trên thế giới sao tim mạch và ung thư. Tỷ lệ tử vong ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới.
Tuy là căn bệnh nguy hiểm diễn ra một cách đột ngột và cướp đi tính mạng của chúng ta chỉ trong tích tắc nhưng chúng ta hoàn toàn có thể giảm được những yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Những lưu ý phòng chống đột quỵ
– Hạn chế các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch: có nghĩa là bạn kiểm soát huyết hát của mình một cách tốt nhất đặc biệt là những người từ 40 tuổi trở về sau, thật những người có tiền sử gia đình cao huyết áp và tim mạch.
– Cách tốt nhất là là ăn nhạt, dưới 5 gam muối trên một ngày là tốt nhất.
– Nếu như gặp vấn đề về tim mạch thì phải điều trị.
– Giảm nồng độ cholesterol trong máu.
– Phát hiện bệnh tiểu đường và điều trị sớm nhất.
– Tuyệt đối không hút thuốc lá, không sử dụng các chất có cồn nhưng rượu, bia…
– Thường xuyên vận động và tập luyện thể dục đều đặn Mỗi ngày ít nhất 30 phút.
– Bổ sung thêm rau xanh và hoa củ quả vào khẩu phần ăn.
– Hạn chế tối đa stress.
- Xem ngay stress là gì những nguy hiểm như thế nào
– Ngủ đủ giấc.
Điều quan trọng nhất là nên khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần. Khám sức khỏe tổng quát để tầm soát bệnh. Bởi vì khi bạn đến gặp bác sĩ với những xét nghiệm từ các loại máy móc hiện đại sẽ giúp cho bạn phát hiện và tầm soát bệnh tốt nhất chứ không phải nhìn qua mắt thường mà chúng ta biết được. Mà con người chúng ta thường chủ quan với sức khỏe của mình rất nhiều.
Những hạn chế để tránh đột quỵ
– Không nên tắm khuya, tránh ở những nơi gió lùa đặc biệt là những người bị cao huyết áp.
– Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh, mất ngủ lâu ngày không điều trị.
– Hạn chế táo bón đặc biệt là ở người già.
– Không nên hoạt động quá mức. Dù làm việc hay tập luyện thể dục cũng chỉ nên hoạt động vừa sức của mình.
– Biết được nhật kiến thức về đột quỵ cũng như sơ cấp cứu đột quỵ ngay tại nhà.
Bài tập kiểm tra đột quỵ
VÌ SAO NHẮM MẮT ĐỨNG MỘT CHÂN CÓ THỂ ĐO ĐƯỢC NGUY CƠ ĐỘT QUỴ?
Có lẽ vấn đề này được rất nhiều người quan tâm. Và các bạn cũng thấy chia sẻ trên các trang mạng xã hội rất nhiều. Và các bạn muốn xác nhận thông tin này có đúng hay không.
Tại sao đứng 1 chân có thể kiểm tra đột quỵ
Bài tập đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ :Đầu tiên chúng ta muốn cho các bạn biết đó chính là nhắm mắt đứng một chân giúp phản ánh sức khỏe thần kinh, tình trạng tắc nghẽn mạch máu não, dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ. Nhưng dấu hiệu chính vẫn là F.A.S.T
Bởi vì khi bạn đứng một chân và nhắm mắt thì nó sẽ giúp cho bạn cân bằng giữa tay, chân là Trọng lượng cơ thể của mình. muốn kiểm soát được tình trạng thăng bằng này thì não bộ của bạn phải hoạt động một cách linh hoạt và bình thường.
Nếu như bạn gặp vấn đề về chao đảo thì mạng lưới thần kinh ở não đang gặp vấn đề. Để biết chính xác hơn thì bạn phải đến gặp bác sĩ để làm xét nghiệm.
Cách đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ
Trào lưu này tim mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng nó đã có từ lâu ở Mỹ, Nhật, Anh. Và đây được xem là thử thách on leg challenge được hiệp hội tim mạch Mỹ khuyến cáo như một phép thử nguy cơ đột quỵ hữu hiệu mà không phải tốn kém.
Những người chỉ đứng được hai giây nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần trong 13 năm tiếp theo, còn những người giữ thăng bằng được 10 giây trở lên sẽ giảm nguy cơ hơn so với những người đứng được hai giây.
Đối với những người bình thường thì phải đứng ít nhất là 20 giây. Bạn nên thử cả 2 chân.
Hãy nhớ là đứng một chân dang hai tay ra và nhắm mắt lại chứ không phải là mở mắt. Có nhiều người mở mắt đứng trên 30 giây và họ nghĩ rằng sức khỏe mình ổn định hoàn toàn không phải vậy.
Bài tập tay chạm vào mũi
Bài tập dùng tay chạm mũi kiểm tra đột quỵ đây là cách đơn giản hơn đó chính là: dùng ngón tay trỏ đưa ra xa 20cm và chạm vào đầu mũi. bạn có thể tự thực hiện cho mình hoặc là bạn dùng tay của bạn chạm vào đầu mũi của người kia.
Nếu như bạn không chạm được vào mũi của mình hoặc là đối phương thì chứng tỏ não của bạn đang gặp vấn đề về khiếm khuyết tiểu não, triệu chứng của đột quỵ.
Đây chỉ là những phép thử đơn giản. còn để biết chính xác hơn thì bạn phải thăm khám bằng máy móc hiện đại và theo như chỉ định của bác sĩ thì mới biết được.
Nhưng đây là những phép thử không mất tiền thì tại sao chúng ta không thử để phòng ngừa. Bạn tốt nhất vẫn là giảm thiểu những yếu tố nguy cơ.
Như vậy chúng tôi đã giúp ích cho tất cả các bạn biết và hiểu hơn về đột quỵ. Đây là những kiến thức và những thông tin hữu ích, và chúng ta chia sẻ trên kiến thức chuyên môn y khoa.
Nếu như bạn thấy hay có thể chia sẻ cho tất cả mọi người cùng tham khảo. Và bây giờ các bạn tiếc chi một like về video hay, đừng quên bấm nút đăng ký và bật chuông để nhận được những thông tin bổ ích từ Trang.
Video đột quỵ là gì
Cùng dược sĩ Nguyễn Thị Thùy Trang tham vấn chia sẽ về đột quỵ là gì? Những mức độ nguy hiểm của đột quỵ.
- Xem ngay giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện với liệu trình uống collagen được các bác sĩ khuyên dùng. Hotline – Zalo dược sĩ tư vấn: 0983.379.123